PHÂN VÔ CƠ. CÔNG DỤNG CỦA PHÂN VÔ CƠ ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG.
Ngày đăng: 28/02/2023 - Lượt xem: 629

1. Phân vô cơ là gì

Phân vô cơ hay còn được biết đến với nhiều tên khác như phân hóa học, phân khoáng, phân bón khoáng... Nó là những chất hóa học có cấu tạo từ một hoặc nhiều chất dinh dưỡng ở dạng muối khoáng như chứa amoni sunfat, magie sunfat và kali clorua.

Hầu hết chúng được sản xuất theo quy trình công nghiệp.

2. Các loại phân vô cơ thường dùng

Phân bón vô cơ được chia thành 2 nhóm chính như sau:

Phân đơn: Chỉ cung cấp một nguyên tố dinh dưỡng như phân đạm (N), phân lân (P), phân kali (K))
Phân hỗn hợp: Chứ từ hai hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng trở lên gồm phân vô cơ trộn và phân vô cơ phức hợp.
Ngoài ra, còn có phân trung lượng chứa Ca, Magie, S... và phân vi lượng chứa kẽm, sắt, đồng... Từng loại phân thường dùng cụ thể như sau:

2.1. Phân đơn

- Phân đạm: Được sử dụng để thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây. Những phân đạm thường được sử dụng như sau.

  • Phân urê ((NH2)2CO) có 44–48% nitơ nguyên chất. Có loại tinh thể màu trăng, hạt tròn và loại dạng viên nhỏ như trứng cá. Đây là loại phân có tỷ lệ nito cao nhất. Nó mang lại hiệu quả cao ở nhiều loại đất khác nhau cũng như với nhiều loại cây trồng.
  • Phân amoni nitrat (NH4NO3) có chứa 33–35% nitơ nguyên chất. Có dạng tinh thể muối kết tinh có màu vàng xám nhưng dễ chảy nước, vón cục và khó bảo quản. Thích hợp cho nhiều cây trồng cạn như ngô, mía...
  • Phân SA, sunphat đạm (NH4)2SO4 có chứa 20–21% nitơ nguyên chất, 24-25% lưu huỳnh (S). Có dạng tinh thể, mịn, màu trắng ngà hoặc xám xanh. Phân dễ tan trong nước và không bị vón cục, thường được sử dụng cho cây trồng như lạc, đỗ đen... trên đất đồi, các loại đất bạc màu (thiếu S)...
  • Phân amoni chloride (NH4Cl) có chứa 24–25% nitơ nguyên chất. Có dạng tinh thể mịn, màu trắng hoặc vàng ngà. Nó có đặc điểm không bị vón cục, thường tơi rời nên dễ sử dụng nhưng không thích hợp cho đất nhiễm mặn.

- Phân lân:

  • Phosphat nội địa, có từ từ 15 - 25% P: Là bột mịn, màu nâu thẫm hoặc đôi khi màu nâu nhạt, ít hút ẩm nên bảo quản được lâu. Phân có tỷ lệ vôi cao, nên có có khả năng khử chua. Phân được dùng để bón lót, không dùng để bón thúc.
  • Phân apatit chứa khoảng 17 - 38% P: Là loại bột mịn, màu nâu đất hay màu xám nâu. Tính chất giống phân phosphat nội địa.
  • Supe lân có 16 – 20% P nguyên chất. Nó là loại bột mịn màu trắng, màu xám thiếc hoặc vàng xám. Ưu điểm là supe lân có thể dùng cho các loại đất trung tính, đất kiềm, đất chua.

- Phân kali:

Cây trồng thường cần nhiều K hơn N, tuy nhiên trong đất chứa nhiều K hơn N và P nên ít phải bón cho cây hơn các loại phân vô cơ khác.

  • Phân kali chloride chứa 50 – 60% hàm lượng kali nguyên chất, một ít muối ăn NaCl. Nó là dạng bột màu hồng như muối ớt, có độ rời tốt, dễ bón. Nhưng nếu âm dễ dính lại và khó sử dụng.
  • Phân kali sunphat chứa 45 – 50% K nguyên tố, 18% lưu huỳnh. Thích hợp và cho hiệu quả cao với cây chè, cà phê, rau cải...
  • Phân kali – magie sunphat với hàm lượng K2O là 20 – 30%; MgO là 5 – 7%; S là 16 – 22%. Loại phần này khô, hạt to, không vón cục, dễ bón.

2.2. Phân hỗn hợp

Phân trộn phổ biến như NPK, NPK+TE,… sản xuất bằng cách trộn nhiều nguyên liệu theo tỷ lệ thích hợp. Các chất này không phản ứng với nhau.
Phân phức hợp như DAP, KNO3, mono kali photphat (KPO4)… sản xuất bằng cách trộn nhiều nguyên liệu theo tỷ lệ thích hợp. Tuy nhiên, các chất này phản ứng với nhau ra hỗn hợp ổn định giúp cung cấp dưỡng chất cho cây.

3. Tác dụng của phân bón vô cơ đối với cây trồng

Tùy thuộc vào nguyên tố được cung cấp trong phân bón mà có các tác dụng như sau:

- N trong phân vô cơ khi được bón vào đất được cây hấp thụ sẽ tham gia vào nhiều chất dinh dưỡng trong cây như clorophin, protit, acid amin, các enzym và nhiều loại vitamin...

Những chất này giúp thúc đẩy quá trình sinh trưởng cho cây, từ đó giúp cây phân cành, nhiều nhanh và ra nhiều lá có kích thước tốt hơn. Vì vậy, năng suất cây trồng sẽ được cải thiện.

- P cung cấp cho cần trồng cần thiết trong hạt nhân tế bào, tham gia vào thành phần các enzym, protein, các amino acid... Từ đó giúp hình thành các bộ phận mới của cây, kích thích rễ phát triển để ăn sâu vào đất và lan rộng ra xung quanh. Vì vậy, giúp cây vững, chống chịu được hạn và ít đổ ngã.

- K cần thiết trong việc chuyển hoá năng lượng trong chu trình đồng hoá các chất dinh dưỡng của cây. Nó giúp tăng khả năng chống chịu đối với các yếu tố bất lợi bên ngoài, trong đó có cả các loại bệnh. Kali giúp cây có thể chịu rét, chịu hạn, cứng chắc và ít đổ ngã. Đồng thời tăng chất lượng và năng suất cho cây. Nó làm cho màu sắc quả đẹp tươi, hương vị quả thơm và tăng khả năng bảo quản.

4. Tác hại của phân bón vô cơ đối với môi trường

Phân vô cơ đem lại nhiều hiệu quả với cây trồng. Tuy nhiên, nó có thể dễ dàng làm đảo lộn toàn bộ hệ sinh thái của môi trường. Các chất hóa học có thể làm chế vi sinh vật có lợi trong đất và các loại thủy sinh ở nguồn nước xung quanh.

Nó còn có nguy cơ tạo ra sự tích tụ hóa chất độc hại, làm ô nhiễm môi trường đất. Việc sử dụng lâu dài sẽ làm thay đổi độ pH của đất, làm tăng vấn đề sâu bệnh. Thậm chí tăng giải phóng khí nhà kính làm tăng nhiệt độ Trái đất, gây biến đổi khí hậu.
Như vậy, phân vô cơ giúp đem lại nhiều lợi ích cho cây trồng. Tuy nhiên có những mặt gây hại cho môi trường, vì vậy cần phải sử dụng với lượng thích hợp.

Thông tin khác

Đối tác & Khách hàng

Doi tac 1
Đối tác 2
Đối tác 3
Đối tác 4
Đói tác 5
Đối tác 6
phone
chat zalo chat facebook